
Bên cạnh mô hình SWOT, Mô hình SMART cũng là một mô hình thông minh và được ứng dụng rộng rãi để kiểm soát và đạt được mục tiêu. Hãy cùng TalentHub tìm hiểu về mô hình này nhé!
Mô hình SMART là gì?
Mô hình SMART là một mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả. Dựa vào mô hình này, các cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể đánh giá mục tiêu của mình dựa trên 5 tiêu chí:
– Specific (Cụ thể)
– Measurable (Có thể đo lường được)
– Actionable (Tính khả thi)
– Relevant (Sự liên quan)
– Time-bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)

Lợi ích của mô hình SMART
Xác định trọng tâm và hướng đi
Khi bạn lập được một mô hình SMART cho bản thân hoặc cho doanh nghiệp, bạn sẽ xác định được mục tiêu trọng tâm và những hướng đi cụ thể cũng như hiệu quả. Từ đó, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho những việc không liên quan.
Đảm bảo năng suất
Mô hình này như là công cụ đo lường, nó sẽ cho giúp cho bạn và doanh nghiệp của bạn biết cần phải làm gì. Điều này giúp nhân sự không cần phải tốn thời gian tìm hiểu xem mình phải làm gì mà tập trung hoàn thành nhanh chóng và chất lượng những mục tiêu đã đề ra.
Giảm căng thẳng
Việc lập mô hình SMART sẽ giúp bạn kiểm soát được công việc của mình, biết mình đã hoàn thành điều gì và cần hoàn thành những gì tiếp theo. Từ đó, giảm thiểu mức độ căng thẳng do sự hiểu lầm rằng bản thân đã chẳng hoàn thiện được việc gì có ích.
Ứng dụng mô hình SMART
Specific (Cụ thể)
Bước đầu tiên chính là xác định một mục tiêu cụ thể và rõ ràng nhất. Không có mục tiêu thì chúng ta sẽ cảm thấy vô định và chỉ tốn thời gian với những công việc không cần thiết. Song, nếu mục tiêu quá xa vời hiện thực thì ta lại chẳng biết thực hiện như thế nào.
Vậy nên, khi đặt mục tiêu, hãy cố gắng thu hẹp phạm vi và cụ thể hoá nó nhất có thể cũng như phải hiểu rõ nhất những bước thực hiện nó là gì.
Measurable (Có thể đo lường được)
Bên cạnh tính cụ thể, thì Measurable hay tính có thể đo lường được cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Việc đặt ra một con số hay một thang đo có thể đo lường được mục tiêu của bạn giúp bạn biết mình cần phải làm gì và làm như thế nào qua các mốc thời gian để đạt được mục tiêu hay chỉ tiêu mình đề ra.
Actionable (Tính khả thi)
Như đã đề cập ở trên, một mục tiêu quá phi thực tế không chỉ khiến bạn mất phương hướng vì không biết cần và phải làm những gì mà còn tạo ra một áp lực vô hình cho chính mình. Chính vì thế, tính khả thi là một nhân tố cần phải xem xét.
Tính khả thi giúp bạn biết điểm mạnh, điểm yếu cũng như khoảng cách cụ thể của mình đối với mục tiêu. Từ đó, có cho mình những hướng đi đúng đắn và phù hợp.
Relevant (Tính liên quan)
Khi bạn đặt ra mục tiêu, những chiến lược và công việc bạn cần làm phải liên quan mật thiết và phải phù hợp với mục đích của bạn.
Time-bound (Thời gian đạt được mục tiêu)
Việc đặt ra thời gian hoàn thành sẽ khiến cho bạn cũng như doanh nghiệp không bị trì trệ và thiếu năng suất, đồng thời kiểm soát được kế hoạch đề ra một cách có hiệu quả.
Các mẫu ứng dụng
Mô hình SMART cá nhân

Mô hình SMART của Vinamilk

>> Đọc thêm
Tìm ra 4 điểm SWOT của bản thân để phát triển sự nghiệp
Theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất trên các nền tảng
Facebook: https://www.facebook.com/vnTalenthub
Website: https://talenthub.vn/