
Trong thời kỳ hội nhập toàn cầu, việc giao lưu và thấu hiểu văn hoá giữa các quốc gia đã trở thành một điều vô cùng quan trọng cũng như cần thiết. Để làm được điều đó, chúng ta cần biết những ngôn ngữ của các đất nước khác. Chính vì thế, ngành ngôn ngữ học ra đời. Tuy nhiên còn hơn cả việc học ngoại ngữ như bấy lâu nay ta nghĩ, ngôn ngữ học là một ngành nghề “khó nhằn” nhưng thú vị hơn nhiều. Vậy hãy cùng TalentHub tìm hiểu về ngành nghề đang hot này nhé!
Ngôn ngữ học là gì?
Ngành ngôn ngữ học đúng như tên gọi là ngành học liên quan đến các khía cạnh về ngôn ngữ. Người học không chỉ học để thông thạo một ngôn ngữ cùng với các khía cạnh như ngữ pháp, ngữ âm và ngữ nghĩa mà còn nghiên cứu sâu hơn về lịch sử hình thành của ngôn ngữ đó cũng như kỹ năng phân tích và ứng dụng ngôn ngữ đó trên toàn thế giới.
Lợi ích của việc học ngôn ngữ học
Lợi ích đầu tiên và rõ ràng nhất khi chọn học ngành ngôn ngữ học đó chính là biết thêm thứ tiếng mới. Ngoài ra, các bạn trẻ cũng có thể nâng cao năng lực tư duy và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ đó một cách thông thạo.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ học cũng giúp ta hiểu về cách con người nhìn nhận ngôn ngữ. Thấu hiểu tâm lý này có thể giúp ích cho việc sử dụng ngôn ngữ để truyền bá thông tin và thông điệp một cách hiệu quả.
Các ngành nghề liên quan đến ngôn ngữ học
Hiện nay, có rất nhiều ngành nghề liên quan đến ngôn ngữ học với cơ hội mở rộng cho các bạn trẻ.
Biên tập, dịch thuật

Đây là ngành nghề ta thường nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến ngành ngôn ngữ học. Những biên tập kiêm dịch thuật viên sẽ sử dụng những kiến thức của mình để dịch và biên soạn lại sách báo nước ngoài sao cho phù hợp và cuốn hút, biên soạn lại sách giáo khoa, sách tham khảo,…
Giảng viên

Sau khi hoàn thành việc học ngôn ngữ học, nếu bạn yêu thích công tác giảng dạy, bạn có thể lựa chọn ở lại trường để học tập và trở thành giảng viên. Đây cũng là ngành nghề với cơ hội rộng mở khi sinh viên lựa chọn học ngôn ngữ ngày càng nhiều, không chỉ là các bạn trẻtrong nước mà còn cả những người nước ngoài với niềm yêu thích tiếng Việt.
Biên tập viên

Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB TP. HCM) định nghĩa “Biên tập là biên soạn, góp ý kiến với tác giả, kiểm tra những sai sót của bản thảo tài liệu, đưa đi xuất bản”. Các biên tập viên thường là những người đã có những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngôn ngữ, họ sẽ làm việc tại các toà soạn báo, nhà xuất bản và đài truyền hình.
Công việc của biên tập viên bao gồm:
– Biên tập và thiết kế ấn phẩm để xuất bản
– Kiểm tra và sửa lỗi chính tả, ngữ pháp, nội dung và hình thức trong các ấn phẩm
– Đưa ra những yêu cầu về nội dung trong các ấn phẩm xuất bản
Nghiên cứu viên

Nghiên cứu viên ngôn ngữ nghiên cứu ngôn ngữ ở nhiều khía cạnh khác nhau như ngôn ngữ dân tộc thiểu số, ngôn ngữ vùng miền,… . Hơn thế nữa, họ sẽ sử dụng những tư liệu bản thân nghiên cứu được để đề ra những phương án phát triển và bảo tồn ngôn ngữ, soạn thảo sách giáo khoa, từ điển,.. .
Báo chí, truyền thông đại chúng

Đây là ngành nghề không chỉ yêu cầu kỹ năng và kiến thức về ngôn ngữ mà còn cả những hiểu biết về xã hội. Các công việc liên quan có thể kể đến như người dẫn chương trình, viết tin tức, thực hiện phóng sự, biên kịch chương trình,… .
>> Đọc thêm
3 điều về Digital Marketing – xu hướng nghề nghiệp “hot” hiện nay
Theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất trên các nền tảng
Facebook: https://www.facebook.com/vnTalenthub
Website: https://talenthub.vn/