3 điều về Digital Marketing – xu hướng nghề nghiệp “hot” hiện nay

3 điều về Digital Marketing

Trong thời đại công nghệ số, Digital Marketing trở thành ngành nghề được yêu thích với cơ hội việc làm mở rộng. Bởi lẽ đây là một ngành rất cần thiết, do đó nó có mức lương hấp dẫn cùng với môi trường làm việc sáng tạo, trẻ trung, đây chính là môi trường trong mơ của biết bao nhiêu bạn trẻ. Vậy hãy cùng TalentHub tìm hiểu về ngành nghề đang rất “hot” này nhé!

Digital Marketing là gì?

Theo Philip Kotler – tác giả của cuốn “Nguyên lý Marketing” định nghĩa “Marketing là khoa học và nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu để khai thác lợi nhuận tối ưu”. Như vậy, có thể coi Marketing là cầu nối khăng khít giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu của họ.

Digital Marketing cũng thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra qua định nghĩa ở trên, tuy nhiên là trên nền tảng kỹ thuật số. Digital Marketing tiếp cận khách hàng trên các kênh thông tin như mạng xã hội hay email. Các nền tảng này đồng thời cũng giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh của mình một cách rộng rãi nhất.

Các lĩnh vực trong Digital Marketing

Social Media Marketing

Digital Marketing gồm có Social Media Marketing hay còn gọi là tiếp thị trên mạng xã hội, là việc các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá hình ảnh của mình trên các nền tảng như Facebook, Instagram, Tik Tok và còn nhiều nền tảng khác. Nhiệm vụ của các Marketers chính là tạo bài viết thu hút người xem, đồng thời liên tục kiểm soát và phân tích các dữ liệu được các nền tảng đưa ra để có những chiến lược hiệu quả nhất.

Search Engine Marketing 

Trong Digital Marketing có Search Engine Marketing (SEM). Lĩnh vực này bao gồm Search Engine Optimization và (SEO) và Pay-per-click (PPC).

SEO chính là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, cốt lõi làm sao cho website của doanh nghiệp được đẩy lên vị trí đứng đầu của trang kết quả ở các công cụ tìm kiếm. Để làm được điều đó, bạn cần sử dụng các từ khóa liên quan đến công ty, sản phẩm hay dịch vụ của bạn, đồng thời các từ khoá đó cũng phải được khách hàng thường xuyên sử dụng. 

PPC là hình thức quảng cáo trả phí trên công cụ tìm kiếm. PPC cũng mang nhiệm vụ thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở chỗ doanh nghiệp sẽ bị tính phí khi khách hàng nhấp vào quảng cáo có bao gồm đường link dẫn tới website của công ty.

Email Marketing

Email Marketing cũng là một trong những lĩnh vực thuộc Digital Marketing. Đây là hình thức các Marketers gửi những thông tin liên quan đến sự kiện, sản phẩm, dịch vụ của công ty đến hòm thư điện tử của các đối tượng khách hàng. Hình thức này có thể giúp hình ảnh và thông tin về công ty được lưu giữ trong trí nhớ của khách hàng, tăng lượng truy cập website cho công ty. Tuy nhiên, có một hạn chế rằng những thông tin gửi qua email có thể làm phiền khách hàng và bị đẩy vào hòm thư spam, từ đó làm giảm thiện ý của khách hàng tới công ty.

Content Marketing

Trong Digital Marketing, Content Marketing là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với những người trong nghề. Đây là hình thức sử dụng nội dung để phát triển website cũng như các quảng bá hình ảnh của công ty trên các nền tảng kỹ thuật số khác. Dù trang web hay các hình ảnh, video của bạn có đẹp và chuyên nghiệp đến đâu, nếu không có một nội dung hay và thú vị đi kèm, chắc chắn điều đó sẽ làm giảm lượt tiếp cận của doanh nghiệp tới khách hàng. 

Cần có những để trở thành một Digital Marketer?

Lập kế hoạch với chiến lược: Kể cả trong Marketing truyền thống hay Digital Marketing, một kế hoạch và chiến lược phù hợp với xu hướng xã hội cũng như đầy sáng tạo sẽ giúp cho doanh nghiệp ghi điểm trong mắt khách hàng. Đồng thời, khi trình bày chi tiết và phân tích kỹ lưỡng, các marketer có thể giảm thiểu rủi ro cho kế hoạch cũng như kiểm soát được ngân sách.

Kỹ năng truyền thông: Các marketer cũng cần có những hiểu biết về chọn lọc nội dung, sử dụng ngôn từ cũng như thẩm định và thiết kế hình ảnh phù hợp với thị hiếu người xem nhưng cũng phải phù hợp với hình tượng công ty hướng tới.

Thấu hiểu tâm lý khách hàng: Đây là một yếu tố quan trọng mà các marketer cần có. Bởi lẽ, hiểu để truyền đạt cũng như cung cấp đúng và đủ những gì họ yêu cầu nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Đồng thời, việc thấu hiểu khách hàng cũng giúp Marketer thiết kế được những chiến dịch phù hợp giúp tăng sự yêu thích và brand awareness cho doanh nghiệp.

>> Đọc thêm

Hé lộ 4 điều về ngành IT bạn nên biết

Những Cuốn Sách Marketing Hay Nhất mà Bạn Nên Đọc vào năm 2023